Cách bảo quản đồ dùng gia dụng thủy tinh bền đẹp

alguna keyword
Chén, đĩa thủy tinh là một vật dụng không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của gia đình. Những vật dụng từ thủy tinh này không chỉ là hàng gia dụng đơn giản mà còn trở thành những vật trang trí khiến ngôi nhà thêm sang trọng và bắt mắt.


Tùy theo chất liệu cùng kĩ thuật sản xuất, các sản phẩm đĩa thủy tinh có thể được chia thành ba loại khác nhau: thủy tinh thông thường , thủy tinh cường lực và thủy tinh chịu nhiệt. Các loại chén đĩa sử dụng hàng ngày được làm bằng thủy tinh thông thường, do vậy nếu sử dụng lâu mà không biết cách bảo quản thì chúng sẽ dẽ bị cáu bẩn và trở nên xỉn màu, không giữ được độ sáng bóng, trong suốt như ban đầu.

Hãy cùng Mua Gốm Sứ điểm qua một vài mẹo nhỏ dưới đây để giúp bảo quản cũng như duy trì độ bền đẹp của chén, dĩa từ thủy tinh.



Sau khi sử dụng cần vệ sinh sạch sẽ là một điều bạn cần lưu ý khi sử dụng chén đĩa bằng thủy tinh. Vì là những vật dụng bằng thủy tinh nên phải dùng miếng xốp mỏng để rửa một cách nhẹ nhàng, không nên cọ xát quá mạnh dễ làm trầy xước vật dụng. Nếu là để sử dụng như đồ trang trí, bạn nên hạn chế để những loại chén đĩa thủy tinh ở những nơi có ánh sáng mặt trời chiếu vào làm ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của chúng.

Khi rửa chén dĩa bằng thủy tinh trong nhà bạn cần phải thật nhẹ nhàng , hạn chế tối đa va chạm , cọ xát hay dùng lực quá mạnh nếu không sẽ khiến cho đồ dùng dễ bị vỡ, sứt mẻ và rạn nứt.



Tuy nước hay các loại dung dịch rửa chén rất tốt để làm sạch sạch các vết bẩn cho chén, dĩa thủy tinh, nhưng cũng chính vì thế cũng sẽ khiến đồ dùng rất dễ bị ố vàng. Vì vậy bạn có thể áp dụng một số nguyên liệu khác thay thế như nước ấm có pha chanh hoặc giấm sau đó dùng khăn mịn lau khô, cách này làm cho những vật dụng từ thủy tinh trở nên sáng bóng như mới.

Một cách khác nữa mà bạn có thể dễ dàng thực hiện là dùng nước vo gạo như một loại nước rửa chén đặc biệt, sử dụng một chiếc khăn mềm kết hợp với nước vo gạo, lau vài lần lên bề mặt của đồ dùng sẽ làm cho chén dĩa sạch nhanh chóng hơn. Sau đó chỉ cần tráng qua nước sạch là xong.



Trong quá trình sử dụng, bạn nên lưu ý tránh đặt chén đĩa thủy tinh ở những khu vực có độ ẩm cao, đồng thời không nên úp ngược chén dĩa để tránh bám mùi bên trong vật dụng và có thể gây sứt mẻ cho vật dụng nếu đó là những sản phẩm có thiết kế cầu kì, chi tiết.

Hãy là người nội trợ thông minh trong cách chọn mua và bảo quản các loại đồ dùng gia dụng an toàn. Đây là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của chính bạn cũng như những người thân trong gia đình.

Hãy tham khảo, tìm hiểu và sử dụng các vật dụng thủy tinh đạt chất lượng cùng nguồn gốc rõ ràng để luôn hài lòng với chính những món đồ mà bạn lựa chọn.

Bạn đang đọc bài viết tại trang: Mua Gốm Sứ

Tham quan bảo tàng cổ vật ở làng gốm Bát Tràng

alguna keyword
Với những ai yêu thích gốm sứ cổ thì nhà Vạn Vân tọa lạc cuối làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) với mái phủ kín cây xanh và hiện đang được sử dụng để trưng bày hơn 400 món đồ gốm sứ cổ từ thế kỷ 15 đến 19 sẽ là một địa điểm tham quan thú vị không thể bỏ qua khi bạn có dịp đến thăm làng nghề truyền thống nổi tiếng này. Nhà Vạn Vân do anh Trần Ngọc Lâm, Hội viên Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật Việt Nam, xây dựng vào năm 2002. Anh Lâm cho biết tên gọi Vạn Vân có nghĩa là những áng mây lành hội tụ, với ý nghĩa đây là nơi lưu giữ sản phẩm của các làng nghề, nhiều nhất là gốm sứ Bát Tràng.



Nhà Vạn Vân trưng bày khá nhiều những cổ vật của làng Bát Tràng như lọ rồng, ấm men lam, bộ khuôn bản dập làm gốm… Bên cạnh lưu giữ cổ vật, bản thân ngôi nhà cũng là khối kiến trúc đặc biệt với diện tích hơn 400 mét vuông. Nhà Vạn Vân gồm ba ngôi nhà cổ gần 200 năm tuổi và một khu xưởng mô phỏng lò gốm. Trong đó, một ngôi nhà có sẵn ở làng, hai nhà còn lại được anh Lâm mua lại và di dời từ Nam Định, Thái Bình lên.

Bài viết khác chủ đề:

Hãy cùng MUA Gốm Sứ tham quan “bảo tàng” cổ vật ấn tượng này qua ảnh nhé:


Bộ cửa bằng gỗ lim hàng ngày mở rộng để đón khách, ngay gian chính bày những đồ gốm cổ của làng


Anh Lâm mất hơn 10 năm đi khắp đất nước để sưu tầm những cổ vật và đưa về Vạn Vân


Mỗi căn nhà cổ có 5 gian, 2 chái, 24 cột gỗ lim, tất cả đều nguyên bản


Họa tiết rồng cách điệu với quan niệm mang lại linh khí, thịnh vượng cho ngôi nhà cũng như chủ nhân


Nét chạm trổ thể hiện sự tài hoa của người thợ mộc xưa


Phần giáp ranh giữa hai ngôi nhà cổ được làm kín đáo


Cây vảy ốc leo phủ kín mái nhà tạo không gian xanh mát cho Vạn Vân


Anh Lâm không cho xây tường bao bọc quanh các ngôi nhà cổ mà để cho không gian được tự nhiên nhất


Đi hết hai dãy nhà cổ dựng bằng gỗ lim, khách đến ngôi nhà cổ thứ 3 được xây bằng gạch Bát Tràng


Phía sau cùng là xưởng gốm, bày những sản phẩm hiện đại của làng gốm Bát Tràng


Cổ vật giá trị nhất là đôi lọ họa tiết rồng cao 90 cm, nước men trắng ngà có từ thế kỷ 19. Đôi lọ vốn là báu vật gia truyền được một gia đình ở Nam Định nhượng lại bởi không đủ điều kiện trông coi, gìn giữ.


Lọ tam lân cao 50 cm từ thế kỷ 19. Những hiện vật này đều thuộc dòng men ngà, đắp nổi, cốt xốp đặc trưng của làng gốm


Ngoài cổ vật, Vạn Vân trưng bày và bán cả đồ mỹ nghệ bằng gỗ, đồng


Bức tranh sen bằng sơn dầu của họa sĩ Phan Hòa được treo trên tường gạch


Bên hiên nhà được đặt những bộ bàn ghế gỗ, chõng tre để khách ngồi nghỉ chân, thưởng trà, xem gốm


Nhà Vạn Vân mở cửa đón khách tham quan từ 8h đến 17h30 hàng ngày. Mỗi ngày đều có những người khách đến tham quan, đặc biệt là vào cuối tuần, ngôi nhà đón chào có khi đến hàng trăm lượt khách. Du khách đến tham quan nơi đây không chỉ thích thú bởi những món cổ vật ấn tượng của gốm sứ Việt Nam mà còn ấn tượng bởi không gian xanh mát, cổ kính của ngôi nhà.

Bạn đang đọc bài viết tại trang: Mua Gốm Sứ

Bí quyết chọn đồ gốm sứ hiệu quả mà bạn nên biết

alguna keyword
Với rất nhiều những ưu điểm như an toàn cho sức khỏe, mẫu mã đẹp và đa dạng, việc sử dụng các sản phẩm gốm sứ không còn là điều quá xa lạ với mỗi gia đình. Mong muốn mang đến cho người dùng những thông tin hữu ích về gốm sứ, MUA Gốm Sứ xin chia sẻ đến bạn những cách để chọn mua và bảo quản đồ gốm sứ một cách đơn giản nhưng cũng không kém phần hiệu quả.

Bài viết khác chủ đề:
Vẻ đẹp của các vật dụng gốm sứ

Cách chọn đồ gốm sứ chất lượng ưng ý

Lưu ý đầu tiên khi chọn mua đồ gốm sứ là quan sát bề mặt ngoài để xem độ sáng của màu men, độ đậm, nhạt của các họa tiết (nếu có) và xác định xem có các điểm đen, vết rạn nứt nào hay không. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lựa chọn những sản phẩm có họa tiết trang trí rõ ràng, bắt mắt.

Sau khi quan sát bên ngoài, bạn dùng ngón tay gõ nhẹ vào đồ sứ, nếu nghe thấy tiếng kêu trong như tiếng kim loại thì đó là sản phẩm có chất lượng đảm bảo, còn ngược lại, các sản phẩm có chất lượng kém thường phát ra âm thanh đục và nặng.

Với bát, đĩa và khay bằng sứ có ba cách chọn: nhìn, gõ và úp. Dùng một que nhỏ gõ nhẹ lên thành bát hay phần cạnh đĩa, khay. Với các sản phẩm có chất lượng, âm thanh phát ra sẽ nghe trong và giòn. Thêm một cách nữa là úp ngược bát hay đĩa lên một mặt phẳng hoặc úp ngược chúng vào nhau, qua đó bạn có thể dễ dàng xác định độ cân đối của từng sản phẩm.

Bảo quản đồ gốm sứ hiệu quả mà bạn nên biết

Sau một thời gian sử dụng, các đồ dùng bằng gốm sứ thường bị bẩn và xỉn màu. Mua Gốm Sứ cũng xin chia sẻ một số cách bảo quản và làm sạch dễ dàng nhưng lại rất hiệu quả giúp các sản phẩm gốm sứ của bạn luôn trông như mới.

Cách đơn giản nhất giúp chiếc cốc uống nước, bình, lọ bằng gốm sứ luôn sáng bóng trong nhiều tuần là pha một chút bột nở và trong nước, sau đó dùng khăn mềm nhúng vào hỗn hợp và lau nhẹ qua một lần trên bề mặt, một lúc sau dùng khăn khô lau lại.

Khi cần làm sạch, bạn chỉ nên dùng nước ấm pha với nước rửa (có tính chất tẩy nhẹ) rửa qua một lần, sau đó rửa lại thêm 1,2 lần nữa với nước cùng nhiệt độ và dùng khăn sạch, mềm để lau khô. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể để đồ dùng vào trong một chiếc chậu nhựa được lót một tấm cao su dưới đáy để tránh việc đồ dùng bị vỡ khi trượt khỏi tay.

Tuyệt đối không sử dụng máy rửa chén cũng như các dung dịch có tính axit cao như chanh, giấm, khế hoặc nước javel để làm sạch đồ dùng bằng gốm, sành, sứ.

Bạn đang đọc bài viết tại trang: Mua Gốm Sứ

Bí quyết đơn giản để kiểm tra độ an toàn của Gốm Sứ

alguna keyword
Những vật dụng ăn uống bằng gốm sứ như bát, đĩa, cốc chắc hẳn đã không còn xa lạ gì với mỗi gia đình bởi vẻ đẹp giản dị mà tinh tế, từ đó giúp bữa ăn gia đình thêm ấm cúng và ngon miêng hơn. Tuy nhiên, với sự đa dạng về xuất xứ, chất lượng, mẫu mã và giá cả, đôi khi người tiêu dùng cũng sẽ cảm thấy phân vân khi lựa chọn những vật dụng cần thiết để sử dụng vì không biết những món đồ ấy có an toàn hay không. Hãy cùng Mua Gốm Sứ tìm hiểu một vài cách đơn giản để có thể mua được những sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn cho sức khỏe nhé.

Bài viết khác chủ đề:

Nguyên tắc quan trọng đầu tiên để có thể mua được những sản phẩm bát đĩa an toàn là hãy lựa chọn những sản phẩm có thương hiệu và nguồn gốc rõ ràng. Đây là điều quan trọng vì nó minh chứng cho việc sản phẩm có được đăng ký và kiểm tra chất lượng hay không. Đặc biệt, ngoài các thương hiệu uy tín trong nước, bạn cũng có thể lựa chọn các sản phẩm gốm sứ từ các thương hiệu của Nhật, Pháp, Hàn Quốc, tuy giá có cao hơn đôi chút nhưng đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả gia đình. Ngược lại, trong những sản phẩm gốm sứ kém chất lượng thường có lượng chì cao và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng.

Cách đơn giản nhất để kiểm tra độ an toàn của bát đĩa gốm sứ là kiểm tra độ nung và lượng kim loại nặng bằng cách ngâm vào dung dịch dấm ăn. Nếu các vật dụng đó có dấu hiệu trắng ra hoặc dấm đổi màu thì không nên dùng.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kiểm tra bằng cách đổ một ít nước vào chỗ không tráng men của bát, đĩa, cốc bằng gốm sứ (có thể là phần đế). Nếu thấy bát, đĩa hay cốc đó hút nước nhanh tức là xương bát nung không đủ nhiệt. Thông thường, gốm phải nung ở nhiệt độ từ 1.200 đến 1.500 độ C mới đạt chuẩn, còn nếu pha thêm chì chỉ cần nung ở 800 – 1.100 độ C để tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng có thể gây nhiễm độc chì cho người dùng. Với những sản phẩm kém chất lượng này, nếu đựng đồ ăn nóng, chua sẽ làm chì nhanh chóng giải phóng, nhiễm vào thức ăn và gây độc cho cơ thể. Còn nếubát, đĩa, cốc không hút nước thì đó là những sản phẩm an toàn.


Một số lưu ý nhỏ nữa dành cho bạn là bạn không nên muối dưa trong bình gốm tráng men cũng như lưu trữ thực phẩm lâu trong các đồ đựng gốm tráng men mà không biết rõ đó là loại men gì. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên tiếp tục sử dụng vật dụng có lớp men bị mòn nhanh.

Tóm lại, để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe cả gia đình, bạn chỉ nên chọn mua các sản phẩm gốm sứ rõ ràng về nguồn gốc, thương hiệu.

Bạn đang đọc bài viết tại trang: Mua Gốm Sứ

Chim Hạc – Biểu tượng cao quý và linh thiêng trong văn hóa Nhật Bản

alguna keyword
Chim Hạc từ xưa đến nay vẫn luôn được người dân ở xứ sở hoa anh đào xem là linh điểu – biểu tượng của sự linh thiêng, cao quý, của hòa bình và may mắn. Nếu bạn có dịp đi du lịch hoặc tìm hiểu về nền văn hóa Nhật Bản, chắc hẳn bạn sẽ bắt gặp hình ảnh chim hạc xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ việc trang trí nhà cửa, văn phòng làm việc cho đến các vật phẩm lưu niệm và thậm chí là trên logo của hãng hàng không quốc gia Nhật Bản. Hãy cùng MUA Gốm Sứ tìm hiểu thêm về biểu tượng văn hóa linh thiêng này của xứ Phù Tang nhé.

Bài viết khác chủ đề:

Chim Hạc là một loại sếu đầu đỏ – loài động vật quý hiếm trên thế giới và có tên gọi tiếng Nhật là Hạc Tancho. Trong đó, chữ “tan” có nghĩa là màu đỏ và chữ “cho” để chỉ chỏm lông trên đỉnh đầu của loài chim này. Nguồn gốc từ Tancho xuất phát từ đặc điểm loài Hạc có chỏm lông màu đỏ như chiếc mũ. Chim Hạc hiện được xem là loài chim lớn nhất Nhật Bản vì có chiều dài sải cánh lên đến 1.4m.

Ở Nhật Bản, Hạc được xem là biểu tượng của sự hòa hợp trong cuộc sống hôn nhân, vì một khi con trống và con mái kết đôi, chúng sẽ sống bên nhau suốt cả đời. Đó cũng là lý do biểu tượng này thường được sử dụng để trang trí cho trang phục cưới kimono và nhiều đồ vật khác.


Với vòng đời từ 30 – 60 năm, chim Hạc cũng là loài lông vũ có tuổi thọ cao nhất trong họ nhà chim, chính vì lý do đó mà người Nhật Bản và các nước phương Đông thời xưa quan niệm rằng Quy (Rùa) và Hạc là những linh vật tượng trưng cho sự trường thọ. Quy và Hạc cũng là đề tài chủ đạo cho rất nhiều bộ môn nghệ thuật như điêu khắc, hội họa, và đặc biệt là nghệ thuật gốm sứ.

Nhắc đến chim Hạc và Nhật Bản, chắc chắn chúng ta cũng không lạ lẫm gì với bộ môn nghệ thuật xếp giấy Origami. Tại xứ Phù Tang, mọi người tin rằng nếu bạn xếp 1000 con hạc giấy thì bạn sẽ đổi lại được một điều ước cho sự an bình, hạnh phúc và thuận lợi. Ngoài ra, hạc giấy còn là biểu tượng của hòa bình.


Thú vị hơn nữa, là hình ảnh chim Hạc cũng xuất hiện trên logo của hãng hàng không quốc gia Nhật Bản với hình ảnh một chú chim Hạc đỏ đang vươn đôi cánh tạo thành một vòng tròn tượng trưng cho Mặt trời – biểu tượng của Nhật Bản. Theo ban giám đốc của Japan Air Lines, chim Hạc tượng trưng cho tinh thần quật cường và sự vĩnh cửu.

Bạn đang đọc bài viết tại trang: Mua Gốm Sứ

Khám phá lò gốm Mashiko-yaki Pottery Tsukamoto xứ Phù Tang

alguna keyword
Mashiko-yaki Pottery Tsukamoto là lò sản xuất đồ gốm Mashiko-yaki lớn nhất sử dụng đất sét Otsusawa từ năm 1853 cho đến nay. Gốm Mashiko-yaki chắc hẳn không quá xa lạ với những người mê gốm Nhật với đặc trưng là được phủ một lớp màu dày tạo nên vẻ đẹp ấn tượng và độc đáo. Loại gốm này cho đến nay vẫn được xem là biểu tượng của thị trấn Mashiko – Nhật Bản.

Bài viết khác chủ đề:

Khi đến tham quan lò gốm Mashiko-yaki Tsukamoto, du khách sẽ có dịp được tận mắt chứng kiến các công đoạn sản xuất gốm sứ được thực hiện trong các lò nung cỡ lớn cũng như được chiêm ngưỡng sự hoành tráng của “Công xưởng Mashiko-yaki” – xưởng sản xuất gốm lớn nhất ở Mashiko với 150 năm truyền thống.



Khi đến thị trấn Mashiko, du khách cũng có thể ghé vào “Bảo tàng nghệ thuật Tsukamoto” – nơi trưng bày tác phẩm của các tác giả có liên quan đến vùng Tsukamoto. Nếu thích, bạn cũng có thể dễ dàng chọn mua các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, dụng cụ nhà bếp như đĩa, tách, ly, cho đến các lọ cắm hoađược bày bán tại nơi này.


Nếu có hứng thú, du khách cũng có thể thử thách mình một chút trong lớp trải nghiệm làm gốm. Tại lớp học này, bạn sẽ được hướng dẫn cách sử dụng bàn đạp xoay, nặn gốm bằng tay và vẽ hình lên đồ gốm.




Bạn đang đọc bài viết tại trang: Mua Gốm Sứ

Bí mật họa tiết cây tre, trúc trên Gốm Sứ

alguna keyword
Vẻ đẹp của các gốm sứ không chỉ ở hình dáng thiết kế mà còn nằm ở ý nghĩa của các họa tiết, biểu tượng được vẽ, in trên sản phẩm. Trong bài viết này, MUA Gốm Sứ sẽ chia sẻ những thông tin thú vị về ý nghĩa của họa tiết tre trúc thường được trang trí trên các sản phẩm gốm sứ.

Tre trúc là biểu tượng của sự kiên cường chống chọi lại mọi sóng gió. Trong phong thủy tre trúc được xem là biểu tượng của sức khỏe và tài lộc hưng vượng.

Bài viết khác chủ đề:

Trong đời sống tre trúc có mặt khắp nơi . Tre có mặt từ trong món ăn truyền thống Trung Hoa và các nước châu Á(măng tre), đến các sản phẩm nội thất, gia dụng từ thân tre. Thời xưa, người ta dùng tre để làm pháo đốt trong dịp đầu xuân hoặc lễ hội nhằm xua đuổi tà ma và mang lại bình an.


Tre trúc với đặc tính dẻo dai vẫn xanh tươi trong mùa đông giá rét nên tre còn là biểu tượng trường thọ. Cùng với trúc, thông và quả đào trở thành “ba người bạn trong mùa đông” tượng trưng cho tình bạn vững bền keo sơn trong gian khổ. Văn tự tiếng Hoa của từ trúc(竹)đọc đồng âm với “chúc” (祝 ) với ý nghĩa cầu chúc mọi thông điệp tốt đẹp đến mọi người khi trao tặng các sản phẩm có hình ảnh tre trúc.

Chính vì những ý nghĩa đặc biệt đó mà họa tiết tre trúc từ xưa đến nay vẫn là một trong những họa tiết thông dụng thường được bắt gặp trên các sản phẩm gốm sứ.

Hình ảnh tre trúc trên một số gốm sứ cổ


Bạn đang đọc bài viết tại trang: Mua Gốm Sứ