
Ông Vũ Quý Nhân bên bộ sưu tập ấm trà cổ
Ông Nhân sinh ra và lớn lên tại huyện Định Hóa (Thái Nguyên), ông cho biết thú sưu tập của ông bắt nguồn từ việc “nghiện trà” của mình và bắt đầu cách đây gần 20 năm. Đến thời điểm hiện tại, bộ sưu tập của ông đã có hơn 300 ấm trà cổ với niên đại, kiểu dáng, kích thước khác nhau và được chế tác từ nhiều vùng gốm khác nhau.

Những chiếc ấm trà cổ đa dạng về cả chủng loại, thiết kế

Ấm gà thần gốm trắng có niên đại khoảng 800 năm
tuổi
Trong hơn 300 ấm trà cổ của mình, ông Nhân cho biết ông quý nhất
chiếc ấm rồng phượng cổ cao có hoa văn tinh xảo, họa tiết cầu kỳ, kiểu
dáng sang trọng thuộc dòng gốm Bát Tràng. Khi ông tìm được, chiếc ấm đã mất nắp
và bị để lẫn cùng các vại muối dưa, muối tương cà khác trong góc bếp của một gia
đình nông dân. Đứng trước chiếc ấm, ông cảm thấy như mình đang đứng trước một
người phụ nữ đoan trang, mực thước, rất đẹp, rất kiêu sa.
Chiếc ấm rồng phượng có hoa văn tinh xảo, họa tiết cầu kỳ,
kiểu dáng sang trọng
Lại có một chiếc ấm bằng gốm trắng ấn tượng với thiết kế hình
con chích chòe báo tin vui với vòi ấm là miệng chim đang hé mở, còn được gọi với
cái tên dân dã là “ấm chia vui”.


Chiếc “ấm chia vui” với hình ảnh con chích chòe
Bên cạnh đó cũng có thể kể đến những chiếc ấm với những chi tiết cực kỳ tinh xảo như chiếc ấm hoa cúc hay chiếc ấm hình ông tượng với niên đại hàng trăm năm.

Ấm hoa cúc với thiết kế tinh xảo đến từng chi tiết

Ấm trà hình ông tượng
Ông Vũ Quý Nhân cho biết qua những ấm trà cổ, ông muốn giới trẻ ngày nay biết thêm về văn hóa thưởng trà của người Việt. Ông cũng nói thêm, đêm giao thừa nào trên trang thờ nhà ông cũng luôn có một ấm trà đặc biệt pha từ loại trà hảo hạng để cúng tổ tiên. Chờ qua thời khắc giao thừa, cả nhà ông cùng nhau đem ấm trà xuống vừa thưởng thức những ngụm trà đặc, vừa ngẫm lại những vui buồn trong năm cũ để cùng nhau phấn đấu cho năm tới hạnh phúc, thịnh vượng hơn.
Ấm trà long – ly – quy – phượng cực hiếm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét