Home » » Ý nghĩa biểu tượng cây tùng trên gốm sứ

Ý nghĩa biểu tượng cây tùng trên gốm sứ

Cây Tùng là biểu tượng quen thuộc thường thấy trên các loại hình nghệ thuật như hội họa và gốm sứ. Vậy thì ý nghĩa sâu xa của biểu tượng này là gì? Hãy cùng MUA Gốm Sứ tìm hiểu nhé.



Tranh Tùng Hạc gốm sứ Bát Tràng – Ảnh: Internet

Tương truyền, người xưa chủ yếu trồng hai loại hoa mộc: một là ngũ cốc để đảm bảo cuộc sống vật chất sinh tồn, hai là hoa mộc, trồng vườn với diện tích nhỏ, dùng làm thuốc, lấy hoa tế lễ và thưởng ngoạn. Tùng là một trong những loại hoa mộc được trồng sớm nhất với hình dáng cao to vững trãi. Trong quan niệm của cổ nhân, Tùng có những điểm độc đáo sau.

Tùng tượng trưng khí chất người quân tử: Nếu như các loại cây khác dễ dàng bị chôn vùi trong giá lạnh, thì Tùng vẫn ngang nghênh đón giá rét. Đặc biệt, Tùng bách không kén đất. Chính vì không kén đất, lại xanh tốt quanh năm nên cổ nhân chọn tùng bách tượng trưng cho lý tưởng xanh hoá đạo lộ. Tính chất lý tưỏng của tùng, xanh bốn mùa, làm đẹp cho đời, tượng trưng cho đạo của người quân tử.

Tùng là hình ảnh ký thác sự nhớ thương: Thời Xuân thu, người ta thường trồng cây Tùng bên cạnh ngôi mộ của những người thân yêu trong gia đình, không chỉ tượng trưng cho tinh thần hiên ngang, trường tồn mà còn thể hiện sự tương thông giữa người chết và người sống.

Tùng được coi là cây linh thiêng: Theo người xưa, Tùng có thể hoá nhập, biến thành con vật, hoặc ăn quả Tùng có thể trường sinh bất lão. Trong “Cao cao sơn ký” nói: trên vùng đất cao có một cây đại thụ tùng, không biết mấy nghìn năm tuổi, nhưng tinh linh của nó có thể biến thành Trâu xanh và rùa. Nếu như ăn được quả của cây đại thụ tùng có thể trường sinh bất lão.

Tùng tượng trưng cho danh tiếng và công đức của tổ tiên: Cổ nhân cho rằng bách thụ là âm mộc, cho nên chữ bách có bộ “bạch” đi cùng. Bạch là Tây phương chính sắc. Bách hướng đến “âm” là chỉ Tây, không giống như các cây khác đều hướng đến Dương, vì vậy thụ bách là “cây có Trinh đức”. Cổ nhân khi cư táng, thường trồng bên mộ tiền nhân bách thụ. Trồng bách thụ trên mộ, trực tiếp tượng trưng cho danh tiếng và công đức của tổ tiên, đồng thời cũng qua đó gửi gắm tấm lòng nhớ thương đối với tổ tiên.

Với nhiều ý nghĩa to lớn như vậy, cây Tùng giờ đây đã trở thành một biểu tượng cho người quân tử, không bao giờ chịu khuất phục trước khó khăn, gian khổ, đồng thời cũng biểu trưng cho mối thâm tình giữa con cháu với ông bà, tổ tiên nên được sử dụng nhiều trong nghệ thuật, đặc biệt là hội họa và gốm sứ.

Bạn đang đọc bài viết tại trang: Mua Gốm Sứ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét